Hội Quốc Tế Phát Triển Giáo Dục ở Việt Nam

 

Tường thuật 2 ngày gặp gở chuyên gia Việt kiều trên đề tài

‘’ Phát huy nguồn lực trí thức Việt kiều đóng góp vào công cuộc phát triển thành phố Hồ Chí Minh .

Thí điểm áp dụng tại Khu Công nghệ cao và Đại học Quốc gia’’

27-28/12/2007-TP HỒ CHÍ MINH

Lâm Thành Mỹ

_________

 

Hội thảo đă được các cơ quan sau đây phối hợp thực hiện: Đại học Quốc gia TP HCM (ĐHQG), Khu Công nghệ cao (KCNC), Ủy Ban về Người Việt Nam ở Nước ngoài TPHCM (UBVNVNONN-TPHCM) và Câu lạc bộ Khoa học Kỹ thuật Việt kiều ở TP HCM (CLB).

Lúc cao điểm, Hội thảo đă quy tụ 170 người, trong đó có 70 người là chuyên gia trí thức Việt kiều (VK).

Đặc điểm của Hội thảo lần này là: Ban Tổ chức cũng như chuyên gia VK đă dành nhiều thời gian để tŕnh bày những việc làm, những nhu cầu về nhân sự, những đề xuất cụ thể trong lănh vực khoa học kỹ thuật (KHKT).

Ban tổ chức đă đưa tham quan và giới thiệu KCNC và ĐHQG.

Sau thời gian thai nghén từ cuối những năm 80 rồi đầu những năm 90, KCNC đă chính thức được thành lập năm 2002; địa chỉ là Quốc lộ 52 (Xa lộ Hà Nội, Quận 9-TP HCM. Tổng diện tích gồm 913 ha, pha 1 hiện tại khai thác 300ha. KCNC đă thu hút được 30 dự án đầu tư, trong đó có những doanh nghiệp đă hoạt động như Nidec (Nhật, sản xuất các bộ phận như động cơ nhỏ, quạt giải nhiệt cho CPU,…, tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD), Jonion (Đan Mạch, sản xuất loa nhỏ, vi mạch cho điện thoại cầm tay)…, một số đang xây dựng như Intel, lấp ráp đóng gói, sẽ hoạt động năm 2009, tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD)…

Ban Quản lư KCNC đang đẩy mạnh việc thành lập Không gian khoa học, gồm Trung tâm Nghiên cứu triển khai (R-D), Trung tâm Đào tạo và Vườn ươm doanh nghiệp. Trung tâm Nghiên cứư Triển khai hiện có: Pḥng Thí nghiệm Công nghệ Nano, Pḥng Vi mạch Bán dẫn, Pḥng Cơ khí chính xác&Tự động hoá. Vườn ươm doanh nghiệp được thành lập từ tháng 9/2006. Một số hoạt động liên kết đào tạo nhân lực công nghệ cao đă được bắt đầu từ 2006 với Trung tâm Đào tạo.

Ban Quản lư KCNC đề nghị chuyên gia trí thức VK xem xét các nhu cầu và cơ hội hợp tác: nghiên cứu "Định hướng phát triển CNC tầm nh́n đến năm 2020", tham gia các hoạt động trong Không gian khoa học, đầu tư, hợp tác nghiên cứu R-D, hợp tác tư vấn… Ban Quản lư sẽ cho ra đời một Forum trên mạng để cùng trao đổi ư kiến.

Website của KCNC: www.shtp.hochiminhcity.gov.vn

Đại học Quốc gia TP HCM (ĐHQG) hiện nay gồm 5 thành viên (ĐH Bách khoa, ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Khoa học Xă hội &Nhân văn, ĐH Quốc tế, ĐH Công nghệ Thông tin, ba cái trước đă có, hai cái sau mới thành lập) và một số Viện, Khoa, Trung tâm. Ngoài những cơ sở đă có của 3 thành viên được kể đầu tiên ở trên, ĐHQG có 643,7 ha (đất thuộc TP HCM và tỉnh B́nh Dương), nằm gần KCNC. Đại học Quốc tế giảng dạy bằng tiếng Anh, có nhiều thầy nước ngoài, tự chủ về tài chính. Trong csc cơ sở mới, phải kể Pḥng Thí nghiệm Công nghệ Nanô, Trung tâm Nghiên cứu và Đào tạo thiết kế Vi mạch.

ĐHQG t́m kiếm cơ hội hợp tác với chuyên gia trí thức VK trên các lxnh vực giảng dạy, quản lư, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, kể cả trong lĩnh vực đầu tư. ĐHQG cũng sẽ mở forum trên mạng (có thể cùng với KCNC). Tạp chí ‘Phát triển Khoa học&Công nghệ’ của ĐHQG đăng các công tŕnh nghiên cứu của các thành viên.VK có thể liên lạc với ĐHQG qua GS Lê Quang Minh, Trách nhiệm Liên lạc quốc tế, e-mail: lqminh@vnuhcm.edu.vn; site web của ĐHQG: www.vnuhcm.edu.vn; địa chỉ: Khu phố 6, Phường Linh Trung, Quận Thủ Đức, TP HCM.

Trong Hội thảo, có tham luận của sở Khoa học Công nghê TP HCM; mong mỏi sự hợp tác của chuyên gia trí thức VK qua các đề tài nghiên cứu, viết bài cho tạp chí ‘Khám Phá’ của Sở, tham gia Forum đă mở. Site web của Sở: www.doste.hochiminhcity.gov.vn

Trong phần tham luận của kiều bào, nhiều chuyên gia đă có những ư kiến rất cụ thể và chứng minh giá trị của tham luận bằng kết quả của những hoạt động của ḿnh. GS Đặng Lương Mô (VK Nhật) và Ô. Phạm Năng Tùng (chuyên gia thiết kế vi mạch, Hoa kỳ) thúc đẩy việc phát triển ngành vi diện tử, vi mạch ở Việt Nam; Ô. Nguyễn Hữu Lệ (VK, Giám đốc TMA Solutions) chứng minh tính khả thi của một doanh nghiệp chuyên về nghiên cửu triển khai (R-D) của VK ở VN và kêu gọi nhà nước giao những dự án lớn cho VK, cũng như Ô.Hoàng Ngọc Diệp (VK Mỹ) vừa vạch ra những thiếu sót hiện tại của Công nghệ Thông tin (CNTT) ở VN, vừa kêu gọi VK liên kết h́nh thành những dự án lớn về CNTT và hành động qua những nhóm liên lạc trên mạng hay những công ty tư vấn.

Bước tiến của Hội thảo lần này so với trước là ở chỗ đă đưa ra nhiều ư kiến cụ thể về Khoa học Kỹ thuật và Công nghệ thông qua những việc đă làm, hơn là trở lại những vấn đề chính sách đối với chuyên gia trí thức VK.

Bài này không thể kể hết những trao đổi phong phú trong hai ngày. Người viết bài sẵn sàng trả lời cho bạn đọc nào muốn biết thêm.

 

TP Hồ Chí Minh, 04/01/2008

Lâm Thành Mỹ
e-mail:lamthanhmyxuan@yahoo.fr