Hội Quốc Tế Phát Triển Giáo Dục ở Việt Nam

 

05/11/2007  -    BIÊN BẢN BUỔI GẶP GỠ

NGUYỄN NGỌC TRÂN – AIDEV ngày 27/10/2007

từ 17g30 đến 19g , tại trụ sở AIDEV.

 

 

Có mặt : HD Hùng, PĐ Dung, ĐĐ Giu, ĐH Mười, NQ Tiến.

Người viết biên bản : NQ Tiến.

                        *********

1. Bắt đầu buổi gặp gỡ, theo yêu cầu của các bạn AIDEV, a. NN Trân tự giới thiệu, tóm tắt quá tŕnh từ lúc về nước công tác năm 1976; vừa qua, anh đă thôi không ra ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XII và không c̣n là Phó Chủ nhiệm Ủy Ban Đối Ngoại của Quốc Hội. Hiện nay anh đảm nhiệm :

- Uỷ viên Hội đồng Chính sách Khoa học & Công nghệ Quốc gia, hội đồng tư vấn của Thủ tướng Chính phủ;

- Giám đốc Trung tâm nghiên cứu phát triển vùng Đồng Bằng sông Cửu Long. Trung tâm này được thành lập năm 1991 để tiếp tục công việc của Chương tŕnh khoa học cấp nhà nước "Điều tra cơ bản tổng hợp vùng Đồng Bằng sông Cửu Long" mà ông là Chủ nhiệm (3/1983 - 12/1990).

2. A. NN Trân nêu với AIDEV hai nội dung làm cơ sở suy nghĩ và trao đổi đề xuất việc làm của AIDEV với trong nước :

1.1 Nội dung 1 : Vài nét tóm tắt về t́nh h́nh của Việt Nam trước những tác động của sự thay đổi khí hậu địa cầu :

Việt Nam có khoảng 3300 km bờ biển, có hai đồng bằng lớn. Nếu mực nước biển dâng lên 30 hay 40 cm th́ một phần quan trọng diện tích hai đồng bằng ấy, đặc biệt Đồng Bằng sông Cửu Long sẽ bị ngập và bị xâm nhập mặn ; thêm vào đó, động lực sóng vùng cận duyên sẽ tác động lên vùng bờ biển (vài năm nay hiện tượng xâm thực mạnh hơn). Ngay cả nguy cơ sóng thần (tsunami) cũng cần được tính đến nếu có động đất mạnh Phi Luật Tân. Trong một báo cáo gần đây, IPCC (International Program on Climate Change) xếp đồng bằng sông Cửu Long vào nhóm các vùng bị đe dọa rất nghiêm trọng, giống như đồng bằng ở Bengladesh.

1.2 Nội dung 2 : T́nh h́nh Đại Học Việt Nam đang đ̣i hỏi một nỗ lực cực kỳ lớn mới đáp ứng được nhu cầu đào tạo cả về lượng và chất.

- Theo số liệu thống kê, năm 2005 Việt Nam có 170 sinh viên cho 10.000 dân. Chỉ số này thấp hơn so với nhiều nước ASEAN. Năm 2003 có 1.131.000 sinh viên đại học và cao đẳng, trong đó 994.000 trong các trường công lập và 137.000 trong các trường dân lập và tư thục.

- Hiện nay được thành lập rất nhiều trường đại học, nhất là các đại học tư thục. Rất đáng lo cho chất lượng đào tạo. Không ít trường đại học mới được thành lập không có, hoặc có rất ít giảng viên có bằng tiến sĩ. Điều này đă dẫn đến t́nh trạng « cho thuê bằng tiến sĩ » trên thực tế. Hai môn thời thượng là tin học và quản trị kinh doanh. Chương tŕnh đào tạo tin học ở hầu hết các trường rất nhiều lỗ hổng, sinh viên tốt nghiệp phải được đào tạo bổ sung mới đáp ứng tiêu chuẩn tuyển chọn, hoặc theo học tiếp ở nước ngoài.

3. Thảo luận : từ hai gợi ư nói trên, với nhiều sáng kiến-đề xuất từ cả hai bên, cuộc thảo luận đă toát ra được những việc sau đây mà AIDEV đă ghi lại để t́m hiểu sâu khả năng thực hiện :

     3.1 Góp phần làm rơ rằng mô h́nh trường đại học tư thục trên thế giới phần lớn là phi lợi nhuận.

(Ví dụ có phải các trường tư của Pháp hoạt động trong khuôn khổ loi 1901 (sans but lucratif) ; hay phần lớn các đại học của Hoa Kỳ work for non profit ; các đại học Úc cũng vậy : trên tổng số 34 trường đại học, chỉ có 2 trường tư nhưng hai trường này cũng work for non profit.

    3.2 Cộng tác chặt chẽ với một hai trường đại học để dựng lên ở đó một bộ môn mới hoặc tăng cường một bộ môn đă có mà Việt Nam đang cần, (như một số anh đă giúp ba trường đại học Bách Khoa Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng về hàng không).

Trong suy nghĩ này, và trước diễn biến về thay đổi khí hậu và mực nước biển dâng, có thể nghĩ tới giúp một trường đại học ở Đồng Bằng sông Cửu Long đào tạo về mô phỏng xâm nhập mặn, về động lực học vùng cửa sông và ven biển.

AIDEV cố gắng nhanh chóng nghiên cứu tiền khả thi, rà lại và tập hợp lực lượng AIDEV+bạn bè việt kiều và Pháp có khả năng đảm bảo được nội dung giảng, và t́m hiểu khả năng huy động tài chánh + phương tiện.

Nếu ư tưởng này được AIDEV chia sẻ, A. NN Trân sẽ liên hệ với Ban Giám Hiệu trường các trường ĐH như Cần Thơ, Trà Vinh, ĐH Khoa học Tự nhiên Tp. Hồ Chí Minh và với UB Nhân Dân các tỉnh có liên quan để xúc tiến những bước khởi động chuẩn bị dự án. Có thể suy nghĩ đến việc huy động sự giúp đở của hợp tác Pháp-Việt phi tập trung (giữa một tỉnh Việt Nam với một vùng của Pháp) như vùng Poitou-Charentes đă giúp trong việc đào tạo về hàng không đă nói trên đây.

4. Buổi gặp gỡ kết thúc trong tinh thần thân ái ; a. NN Trân và AIDEV sẽ liên hệ chặt chẽ và thường xuyên với nhau, không chỉ để xúc tiến hai việc nêu trên, mà c̣n trên các việc khác xét thấy cần thiết.